Hiện nay nhiều người lựa chọn thiết kế web bằng WordPress vì chúng có nhiều ưu điểm. Bạn là một lập trình viên website mới và chưa hiểu biết nhiều về WordPress là gì? Vậy hãy để chúng tôi giúp bạn. Qua bài viết này bạn sẽ hiểu cũng như biết cách tạo website bằng WordPress chi tiết nhất.
WordPress là gì?
WordPress là một phần mềm mã nguồn mở được tạo ra bằng ngôn ngữ lập trình PHP. WordPress sử dụng song song hệ quản trị cơ sở dữ liệu MySQL. Đây là nền tảng tạo website miễn phí và nhanh chóng với việc cài host lên WordPress. Sau đó cài Theme cho giao diện web trở nên thu hút hơn.
Khi tạo website bằng WordPress bạn có thể thay đổi Theme (Chủ đề) và có thể cài đặt thêm một số Plugin. Điều đó sẽ giúp web sinh động hơn, tối ưu trang web. Hiện nay nhiều tên tuổi lớn như CNN, BBC America, Sony Music,… đều đang dùng thiết kế website bằng WordPress. WordPress hỗ trợ viết blog cùng với nhiều tiện ích khác đi kèm.
Các ưu điểm của WordPress:
- Dễ sử dụng: Việc thực hiện các thao tác trong WordPress rất đơn giản cùng với giao diện dễ sử dụng. Cho nên host có thể nắm rõ cơ cấu quản lí website một cách nhanh chóng.
- Được cộng đồng hỗ trợ đông đảo: Chúng sử dụng mã nguồn mở CMS và được nhiều người sử dụng trên thế giới. Cho nên bạn sẽ nhận được sự hỗ trợ từ cộng đồng người sử dụng WordPress khi gặp sự cố.
- Có sẵn nhiều theme website
- Plugin đa dạng đầy đủ tính năng
- Hỗ trợ đa ngôn ngữ.
- Có thể tạo nhiều loại website như thiết kế website bán hàng, thiết kế website bất động sản, thiết kế website giới thiệu doanh nghiệp…
Chi phí để xây dựng website WordPress
Chi phí ban đầu để có thể tạo Website bằng WordPress cơ bản bao gồm:
- Domain: khoảng 10-15$/ năm
- Hosting: khoảng 20 – 120 $/ năm
- Theme: khoảng 15 – 80$ tùy từng loại.
Mã nguồn WordPress thì sẽ miễn phí. Do đó, chi phí để tạo website bằng WordPress cơ bản ban đầu sẽ khoảng 55 – 215$. Để có một website WordPress hoàn chỉnh bạn cần mất thời gian viết blog, post nội dung liên quan,.. Có nhiều dạng website như: Viết blog, bán hàng, quảng cáo doanh nghiệp,.. Tùy từng yêu cầu khác nhau mà bạn có thể tự làm được hoặc phải đi thuê hoặc mua sẵn để cho ra sản phẩm một website chuyên nghiệp.
Hướng dẫn tạo website bằng WordPress
Sau đây chúng tôi sẽ hướng dẫn các bạn từng bước cụ thể để thiết kế website WordPress:
Bước 1: Đăng ký domain và tên miền
Mỗi một website đều cần có domain và hosting. Đầu tiên, đó là về tên miền trang web, ví dụ như google.com… Tiếp đến là một domain. Bạn cần trả phí hàng năm để có thể sử dụng. Hoặc mua thời hạn dài vài năm một để sử dụng lâu hơn. Đến thời gian gia hạn, nhà cung cấp sẽ thông báo cho các bạn.
Nên chọn cho trang web một tên miền ngắn gọn và dễ nhớ. Bạn nên sử dụng tên miền như .com, .net, .org… Vì chúng sẽ có độ tin cậy cao đối với người sử dụng.
Hosting
Hosting là nơi bạn sẽ lưu trữ các dữ liệu website với mã nguồn WordPress. Các dữ liệu được lưu trữ ở hosting như: video, hình ảnh, âm thanh,… Mỗi lần có người truy cập website của bạn thông qua domain thì hosting server sẽ gửi dữ liệu trang web đến thiết bị. Sau đó website sẽ hiển thị trên trình duyệt của người dùng.
Hiện nay có 3 dạng hosting phổ biến là:
- Shared hosting: Trên máy chủ thì nhà cung cấp sẽ chia ra làm nhiều tài khoản hosting. Sau đó sẽ cung cấp cho nhiều khách hàng khác nhau. Điều này đồng nghĩa với việc bạn sẽ chia sẻ tài nguyên máy chủ cho nhiều người khác.
- VPS hosting: Virtual Private Server là một dạng máy chủ ảo và bạn gần như sở hữu riêng cho mình một máy chủ. DO đó bạn có toàn quyền cài đặt và làm thay đổi mọi thứ. Nhưng chúng quản lí hơi phức tạp.
- Dedicated Server: Bạn sẽ thuê riêng một máy chủ và không chia sẻ với bất kỳ ai. Vì vậy mà bạn cần chịu trách nhiệm quản lí toàn bộ. Giá thuê cũng cao.
Bước 2: Trỏ domain về hosting
Nếu bạn đã thực hiện mua domain và hosting cùng một nhà cung cấp thì bạn có thể bỏ qua bước này.
Qua bước trên thì bạn đã có domain và hosting. Muốn website WordPress chạy được thì bạn phải kết nối domain với hosting. Điều này giúp bạn khi gõ địa chỉ của website lên trình duyệt. Chúng sẽ được kết nối đến hosting nơi mà website của bạn lưu trữ. Qua đó người dùng sẽ truy cập đến website của bạn dễ dàng.
Tùy nhà cung cấp domain và hosting khác nhau mà sẽ có cách làm khác nhau. Nhưng cũng không tốn nhiều thời gian của bạn.
Bước 3: Cài đặt WordPress
Sau khi bạn đã kết nối được domain và hosting, hãy thực hiện cài đặt WordPress trên thiết bị để quản lí trang web của mình. Cài đặt WordPress không có gì khó khăn. Các nhà hosting sẽ cung cấp bảng điều khiển cPanel giúp bạn thực hiện các tác vụ cấu hình hosting. Cpanel sẽ hỗ trợ các bạn cài đặt WordPress. Hãy thử gõ domain của website lên trình duyệt. Thấy màn hình mặc định của WordPress hiện ra là bạn đã xong bước này.
Bước 4: Cài đặt Theme
Theme mặc định của WordPress khá sơ sài và không thu hút chú ý của người dùng. Chúng cũng không hỗ trợ việc bạn thay đổi giao diện theo sở thích của bạn. Theme chính là hình ảnh đại diện cho website của bạn, nó ảnh hưởng đến tốc độ tải trang. Cho nên hãy chọn một theme thật tốt và phù hợp. Theme còn ảnh hưởng đến cả vấn đề bảo mật cho website. Nếu website có theme code không tốt sẽ dễ bị hack, khai thác thông tin.
Để đảm bảo tính bảo mật cao nhất thì bạn nên mua một bộ theme bản quyền. Chúng sẽ giúp bạn thay đổi giao diện tùy theo sở thích, cung cấp chính sách bảo mật rõ ràng. Chính vì vậy, không dại gì mà đi download những theme chia sẻ miễn phí tràn lan trên mạng bạn nhé.
Bước 5: Cài đặt Plugin
Sau khi có một giao diện website như ý, thì bạn cần bổ sung thêm các chức năng khác. Vì khi này bạn chỉ có theme cho website WordPress, chúng chỉ mới có những chức năng cơ bản. Tùy theo mục đích sử dụng mà bạn sẽ cài đặt các plugin thích hợp cho trang web.
Một số plugin cơ bản thường nên có như:
- Rank Math: Công cụ này giúp hỗ trợ SEO cho trang web.
- WP Super cache: Đây là bộ nhớ đệm hỗ trợ tăng tốc độ tải web.
- Contact form 7: Tạo form liên hệ
Nên cân nhắc những plugin nào cần thiết để cài đặt cho trang web. Vì cài đặt càng nhiều, thì tốc độ tải web càng chậm.
Bước 6: Bảo mật cho website
Bản thân WordPress có tính bảo mật rất tốt. Nếu bạn không có ý thức bảo vệ website của mình thì đó chính là điểm yếu khiến web của bạn bị kẻ xấu tấn công. Một vài lưu ý trong bảo mật website WordPress:
- Không đặt username là “admin”
- Admin là cái tên mặc định hoặc nhiều người hay có thói quen đặt người dùng là admin. Kẻ xấu sẽ dò password bằng việc sử dụng công cụ để thử. Nó được gọi là brute force. Tin tặc sẽ dò username với password cho đến khi đúng thì thôi. Vì vậy hãy tránh đặt là admin nếu không muốn rủi ro.
- Sử dụng mật khẩu mạnh
Nếu bạn sử dụng mật khẩu yếu như: Một dãy số; Ngày tháng năm sinh; Admin; … Thì chẳng có gì khó đối với hacker. Họ sẽ dò ra trong vòng một nốt nhạc. Vì hacker sẽ sử dụng thư viện password và dùng các công cụ để thử. Vì vậy nên đặt mật khẩu dài, cả chữ và số.
Bước 7: Tối ưu SEO website
Tối ưu SEO cho website giúp bạn đạt thứ hạng cao trên công cụ tìm kiếm. Cho nên bạn sẽ cần cài đặt Google Search Console và Google Analytics. Đó chính là hai công cụ không thể thiếu giúp bạn tối ưu hóa công cụ tìm kiếm.
Bước 8: Làm chủ WordPress
Qua các bước trên là bạn đã có đầy đủ các công cụ để phát triển trang web chuyên nghiệp. Tiếp theo bạn cần học và làm chủ WordPress để quản lí nội dung như hình ảnh, bài viết … Chăm chỉ đầu tư cho chúng bạn sẽ thu về được kết quả xứng đáng.
Một số lưu ý khi tạo website bằng WordPress
Theo các chuyên gia tại thiết kế website thì việc thiết kế web bằng wordpess, thì người dùng cần có những lưu ý sau:
- Chú ý trong việc mua hosting và domain. Bạn nên lựa chọn địa chỉ nhà cung cấp hosting và tên miền uy tín.
- Tên miền website chính là thương hiệu doanh nghiệp hoặc cá nhân bạn. Do đó hãy chọn tên miền phù hợp với nội dung website WordPress của mình.
- Lựa chọn giao diện cho website cần chú ý. Hãy chọn Theme phù hợp với nội dung website; Chọn những Theme mất phí vì chúng sẽ đảm bảo chính sách bảo mật cho website của bạn; Tránh sử dụng những Theme miễn phí chia sẻ tràn lan trên mạng.
- Nghiên cứu đối thủ cạnh tranh để có thể phát triển website WordPress của mình hơn. Nghiên cứu cách thu hút người truy cập, nội dung blog,… Để có thể vạch ra một chiến lược cụ thể cho việc phát triển trang web.
- Thiết lập phân tích cho website: Sử dụng một số công cụ hỗ trợ SEO để giúp tối ưu hóa website của bạn.
Kết luận
Chúng tôi vừa hướng dẫn các bạn cụ thể 8 bước để tạo website bằng WordPress. Nền tảng WordPress hỗ trợ bạn thiết kế website đơn giản nhất mà không cần phải giỏi về lập trình. Tuy nhiên bạn vẫn không thể nào lập một website chuyên nghiệp như mong muốn thì bạn cũng có thể nhờ đến các công ty chuyên thiết kế website, chẳng hạn như: https://www.thietkewebthuonghieu.com/, Monamedia…. Hy vọng với những thông tin chúng tôi chia sẻ ở trên sẽ giúp ích cho bạn trong việc tự thiết kế website.