Hiện nay, khi công nghệ kỹ thuật ngày càng phát triển, nhiều phần mềm ứng dụng và các ngành nghề hot cũng ngày một lớn dần. Trong đó, việc chắt lọc, phân tích và kiểm tra thông tin dữ liệu là một trong những yếu tố chính của doanh nghiệp. Với tầm ảnh hưởng này, nhiều công việc liên quan đến data như Data Analyst đang dần nhận được nhiều sự quan tâm đến từ người dùng. Vậy Data Analyst là gì? Trong bài viết dưới đây chúng ta sẽ cùng với MDA đi tìm hiểu rõ hơn.
Data analyst là gì?
Vậy Data analyst là gì? Data Analyst được nhiều người biết đến với tên gọi quen thuộc là Chuyên viên phân tích dữ liệu hay người thu thập, phân tích và xử lý, chọn lọc các thông tin liên quan. Từ đây đưa ra báo cáo hoặc đánh giá về một vấn đề liên quan đến doanh nghiệp và thị trường.
Tính đến thời điểm hiện tại, ngành nghề Data Analyst đang ngày càng trở nên quan trọng hơn đối với nhiều doanh nghiệp và trên rất nhiều lĩnh vực hoạt động khác nhau. Chính vì vậy mà các khóa học phân tích dữ liệu cũng được mở ra rộng rãi. Bên cạnh đó, với sự phát triển của khoa học xã hội, truyền thông mạng,…. thông qua quá trình phân tích dữ liệu thu thập doanh nghiệp sẽ dễ dàng phân tích, hiểu rõ về khách hàng, thị trường tiêu thụ, và cả đối thủ cạnh tranh. Thông qua đây, công ty sẽ dễ dàng đề ra nhiều chiến lược kinh doanh và hoạt động mới, đem đến nhiều lợi nhuận và sự thành công.
Chính vì những lý do cơ bản và tầm quan trọng này, nhiều doanh nghiệp đã và đang ưu tiên tuyển chọn các nhân viên Data Analyst có nhiều kinh nghiệm, kỹ năng và có kiến thức sâu rộng về data. Đặc biệt là trong các công ty hoạt động về lĩnh vực: Ngân hàng, phát triển mạng xã hội, phát triển phần mềm chuyên dụng, tư vấn tài chính, chứng khoán, bảo hiểm, viễn thông, y dược, …..
Nhiệm vụ của một Data analyst là gì?
Sau khi đã biết được Data Analyst là gì thì tiếp đến chúng ta sẽ cùng tìm hiểu nhiệm vụ của một Data Analyst. Data Analyst được xem là một người làm việc liên quan đến data. Dưới đây là một số các nhiệm vụ chính thường ngày mà các Data Analyst sẽ thực hiện.
Thu thập dữ liệu
Việc đầu tiên mà một chuyên viên Data Analyst cần thực hiện đó là thu thập tất cả các nguồn dữ liệu khổng lồ có trên các trang mạng truyền thông và tất cả các nền tảng liên quan. Thông qua đây chúng ta có thể đề ra những phương pháp, kế hoạch nghiên cứu mới nhằm phù hợp với từng quy mô và cách thức hoạt động của công ty.
Tiến hành xử lý và phân tích các thông tin dữ liệu liên quan
Một Data Analyst cần biết thu thập, xử lý các thông tin dữ liệu mà mình có. Data sau khi thu thập về chưa thể sử dụng ngày mà cần phải chắt lọc, loại bỏ, phân tích để cho ra một bộ dữ liệu tiêu chuẩn, dễ hiểu nhất. Với các thao tác lập trình đơn giản cùng với các công cụ hoạt động như SPSS, SQL, STATA bạn sẽ dễ dàng nắm bắt được các con số, giải quyết được nhiều vấn đề nan giải liên quan.
Thiết kế báo cáo liên quan
Vậy nhiệm vụ chính của Data Analyst là gì? Đó là thiết kế các báo cáo liên quan đến con số. Một nhân viên Data Analyst cơ bản sẽ cần biết đến các kỹ năng liên quan như visualize. Thông qua ứng dụng này, bạn có thể chuyển đổi con số sang dạng biểu đồ, hình ảnh trực quan nhằm giúp người nhìn dễ hiểu hơn. Bên cạnh đó, họ còn sử dụng công cụ hỗ trợ như Tableau (Bi Tool) để tăng năng suất làm báo cáo và giúp cho việc nghiên cứu, phân tích data được chuẩn xác hơn.
Tư vấn kế hoạch cho doanh nghiệp
Thông qua việc thu thập thông tin và quá trình tổng kết data, các Data Analyst sẽ mang đến cho công ty những phương pháp hoạt động và các cải cách mới. Bên cạnh đó, với các chiều hướng phát triển này, doanh nghiệp sẽ đưa ra những hướng đi đúng đắn trong hiện tại và tương lai nhằm thu về một khoản lợi nhuận lớn.
Các yếu tố để trở thành một data analyst
Để trở thành một Data Analyst tài năng, bạn cần đáp ứng được những yếu tố chính và cơ bản sau:
Có kỹ năng phân tích logic
Kỹ năng phân tích logic là một trong các kỹ năng quan trọng, không thể thiếu của một Data Analyst. Thông qua phân tích, bạn sẽ giúp cho doanh nghiệp hiểu rõ hơn về các con số cũng như các ý nghĩa cơ bản liên quan đến nó.
Biết lập trình cơ bản
Với vị trí Data Analyst, bạn không những cần biết về SQL, Python và Oracle mà còn cần biết lập trình cơ bản. Tuy kỹ năng lập trình của bạn không quá giỏi nhưng bạn có thể sử dụng thuật toán đơn giản để nắm vững nội dung và dữ liệu.
Có khả năng tập trung cao độ
Trong những thời gian gần đây, nhiều thông tin trên mạng xã hội, truyền thông,…sẽ làm bạn dễ bị phân tâm. Vậy nên với khả năng tập trung cao độ cùng cách thức chọn lọc chuẩn xác, các Data Analyst sẽ tạo được bộ dữ liệu hiệu quả nhất khi thực hiện.
Biết giao tiếp, thuyết trình
Giao tiếp và thuyết trình là một trong những kỹ năng cần thiết và quan trọng hiện nay ở tất cả mọi ngành nghề. Bên cạnh đó, với các con số và dữ liệu data khó hiểu, mội chuyên viên Data Analyst biết truyền đạt thông tin sẽ giúp cho người nghe nắm rõ được ý nghĩa liên quan đến các con số.
Lên kế hoạch quản lý thời gian và sắp xếp mọi công việc chu toàn
Hiện nay, lượng công việc mà một Data Analyst thường khá lớn. Vậy nên bạn cần biết quản lý các hoạt động trong công việc của mình. Nhờ vậy mà chúng ta sẽ không bị overload, công việc sẽ được hoàn thiện đúng tiến trình.
Kỹ năng quan sát tốt
Kỹ năng quan sát tốt cũng là một nhân tố cần thiết đối với các ngành nghề liên quan đến nghiên cứu. Thông qua việc quan sát và tìm tòi, bạn dễ dàng tìm hiểu đối phương thông qua hành vi, thói quen thực tế từ đây đưa ra các phân tích, kết luận cho báo cáo của mình.
Biết thiết kế báo cáo
Thông qua báo cáo mọi người có thể hiểu rõ hơn về quá trình nghiên cứu và tìm kiếm dữ liệu. Chính vì vậy mà đây cũng là một trong những yêu cầu cơ bản, cần thiết mà một Data Analyst nên có. Để trao dồi kỹ năng này, bạn có thể tìm đến các Đơn vị đào tạo Data Analyst uy tín.
Cơ hội nghề nghiệp của một Data Analyst là gì?
Hiện nay ngành nghề liên quan đến Data Analyst đang nhận được nhiều sự quan tâm của các bạn trẻ. Đây được xem là một trong những cơ hội nghề nghiệp mới, thu hút.
Kỹ sư về dữ liệu
Data Engineer được xem là một kỹ sư về dữ liệu. Công việc chính hàng ngày của họ là xây dựng hệ thống lưu trữ, xử lý và xuất dữ liệu mỗi ngày. Để có thể trở thành một kỹ sư chuyên nghiệp, bạn cần có một số kỹ năng chính như: Thu thập dữ liệu từ nhiều nguồn khác nhau, có kỹ thuật xử lý chuyển đổi, khai thác dữ liệu trung tâm,….Với vị trí và cơ hội nghề nghiệp này, bạn sẽ nhận được một mức lương khủng, cao hơn Data Analyst. Tuy nhiên yêu cầu về kinh nghiệm, kỹ thuật chuyên môn về công việc cũng sẽ cao hơn.
Chuyên gia về khoa học dữ liệu
Chuyên gia về khoa học dữ liệu thường có nhiệm vụ chính là thu thập dữ liệu cần thiết để thiết kế thuật toán. Thông qua đó họ có thể phục vụ cho mục đích nghiên cứu thị trường, doanh nghiệp,…..
Hiện nay, vị trí này có ảnh hưởng rất lớn đối với rất nhiều doanh nghiệp. Để trở thành một chuyên gia giỏi, bạn cần có nhiều kiến thức chuyên môn khác nhau và thường yêu cầu bằng Thạc sĩ trở lên. Vậy nên có khá ít người có thể ứng tuyển vị trí này bởi nó đòi hỏi nhiều yếu tố về kinh nghiệm, học vấn.
Chief Data Officer
Đây được xem là một vị trí quản lý tổng quan đến các vấn đề dữ liệu trong công ty. Thông qua Chief Data Officer doanh nghiệp sẽ nắm được một lượng lớn dữ liệu liên quan, từ đây khai thác và triển khai nhiều chiến dịch phù hợp để phát triển kinh doanh. Tuy nhiên để có thể phát triển đến vị trí này, bạn buộc phải có nhiều kinh nghiệm, kỹ thuật chuyên môn cao và gắn bó lâu dài với công ty.
Kết luận
Trên đây chúng ta đã cùng nhau đi tìm hiểu các nội dung liên quan đến thuật ngữ Data Analyst là gì cũng như tầm quan trọng của nó. Hy vọng thông qua những nội dung chia sẻ trên, bạn sẽ chuẩn bị cho mình những kiến thức, kinh nghiệm đủ để trở thành một chuyên viên Data Analyst đầy tài năng. Một số trung tâm uy tín mà bạn có thể đăng ký để học về phân tích dữ liệu như: Mastering Data Analytics,