Vệ sinh phòng sạch là công việc không thể thiếu trong quá trình sử dụng phòng sạch. Việc vệ sinh, bảo dưỡng phòng sạch sẽ mang lại một môi trường sản xuất, nghiên cứu chất lượng. Giúp tạo ra những sản phẩm tốt, những công trình nghiên cứu đạt chuẩn. Nếu doanh nghiệp bạn còn băn khoăn về những vấn đề bảo dưỡng và vệ sinh phòng sạch, những điều cần biết khi bảo dưỡng, dọn dẹp phòng sạch dưới đây sẽ giúp gỡ rối mọi thắc mắc.
Vệ sinh phòng sạch là gì?
Phòng sạch là môi trường được đánh giá là an toàn trong quá trình sản xuất. Các yếu tố gây ô nhiễm phòng sạch được kiểm soát hết sức nghiêm ngặt. Khi thiết kế phòng sạch, các tiêu chí áp suất, độ ẩm, nhiệt độ…luôn được công ty phòng sạch đặt lên hàng đầu nhằm giảm thiểu tối đa sự xâm nhập của tạp chất ô nhiễm từ bên ngoài để duy trì hoạt động của phòng sạch được tốt nhất, hạng mục bảo dưỡng phòng sạch cần đảm bảo đúng quy trình.
Vệ sinh phòng sạch là công việc làm sạch một công trình phòng sạch hàng ngày hay định kỳ để đảm bảo độ sạch tối đa cho phòng sạch khi được đưa vào nghiên cứu và sản xuất. Việc bảo dưỡng, vệ sinh phòng sạch đúng cách sẽ hạn chế được ô nhiễm, tăng chất lượng sản phẩm. Bảo trì ở đây không chỉ giới hạn ở việc làm sạch vật lý, mà còn đảm bảo hiệu quả làm việc, giảm lượng thời gian ngừng hoạt động phát sinh ngoài kế hoạch, hạn chế việc xảy ra do sự cố cũng như các lỗi kỹ thuật.
Lợi ích của việc bảo dưỡng, vệ sinh phòng sạch
Việc bảo dưỡng phòng sạch thường xuyên là công việc hết sức quan trọng. Nếu không có kế hoạch bảo trì, vệ sinh thì các chất bụi bẩn tích tụ ngày càng nhiều khiến cho các công việc trong phòng sạch có thể sẽ gặp nguy cơ ô nhiễm. Lợi ích lớn khi vệ sinh, bảo dưỡng phòng sạch phải kể đến:
Tiết kiệm chi phí
Quá trình vận hành phòng sạch không thể thiếu các thiết bị chuyên dụng. Sử dụng lâu dài các thiết bị này nếu được bảo dưỡng, vệ sinh sẽ chắc chắn tuổi thọ rất cao giúp tiết kiệm tối đa chi phí sửa chữa hay thay mới. Ngược lại, nếu các thiết bị phòng sạch không được bảo dưỡng và vệ sinh thường xuyên, việc hỏng hóc không tránh khỏi, gây tốn kém trong sửa chữa, thay thế, đồng thời cũng ảnh hưởng đến sự vận hành liên tục của quá trình sản xuất vì vậy các công ty tư vấn lắp đặt dây chuyền sản xuất tự động luôn nhắc nhở các cơ sở sản xuất, chủ đầu tư phải có kế hoạch bảo dưỡng thường xuyên nhằm tăng hiệu quả làm việc, hạn chế tối thiểu chi phí, và tăng lợi nhuận trong quá trình sản xuất.
Tiết kiệm thời gian cho doanh nghiệp
Làm sạch phòng sạch định kỳ giúp nhân viên nắm được tình trạng tốt nhất của từng thiết bị giúp họ xác định được lỗi và kịp thời tìm ra nguyên nhân khắc phục. Tìm ra được các giải pháp sửa chữa hay thay thế phù hợp, từ đó giúp doanh nghiệp tránh tình trạng lỗi hệ thống, không làm ngừng quá trình sản xuất. Tiết kiệm tối đa thời gian sửa chữa, vận hành của hệ thống phòng sạch. Ngoài ra còn giúp kéo dài thời gian sử dụng phòng sạch lên tối đa. Giúp cho quy trình sản xuất được diễn ra một cách trơn tru giúp họ đưa ra được nhiều sản phẩm chất lượng tốt, mang đến lợi nhuận cao cho công ty.
Bảo dưỡng phòng sạch lúc nào thích hợp?
Thiết kế phòng sạch thường được thiết kế tuân theo những tiêu chuẩn đặc biệt. Mục đích là để hạn chế sự xâm nhập của các hạt bụi, tránh việc lây nhiễm chéo làm ảnh hưởng đến sản phẩm. Đặc biệt cần phải kiểm tra khắt khe các thông số như nhiệt độ, áp suất, độ ẩm, nhất là với những phòng sạch có yêu cầu cấp độ sạch cao. Bảo trì phòng sạch thích hợp nhất là vào lúc:
- Khi nhiệt độ phòng sạch không ổn định.
- Độ ẩm không khí trong phòng sạch khí.
- Phòng sạch có biến động về áp suất và áp lực lọc không khí.
- Khi hàm lượng và kích thước các hạt bụi trong phòng vượt mức cho phép.
Những thông số trên cần phải được theo dõi thường xuyên, có thể quản lý bằng cách sử dụng hệ thống cảnh báo, tần suất khử trùng phòng sạch như thế nào là phụ thuộc vào cấp độ phòng sạch. Đối với những phòng sạch cấp cao hơn nên làm sạch và khử trùng thường xuyên, cường độ làm sạch cũng cao hơn so với những phòng khác.
Có những phương pháp bảo dưỡng, vệ sinh phòng sạch nào phổ biến?
Vệ sinh phòng sạch là trách nhiệm chung của tất cả mọi người, kể cả nhân viên bình thường cho đến nhân viên phụ trách vệ sinh. Trách nhiệm của mỗi người là phải giữ cho phòng sạch không bị ô nhiễm. Tuân thủ việc vệ sinh thích hợp khi vào phòng sạch. Một số phương pháp bảo dưỡng, vệ sinh phòng sạch được thực hiện phổ biến là:
Phương pháp làm sạch bằng chân không
Trong quá trình thi công, các công ty thiết kế phòng sạch đạt chuẩn GMP thường sử dụng hệ thống đường ống tập trung. Thiết bị máy hút và các cửa xả được bố trí ở các điểm khác nhau. Phòng sạch cũng có thể làm vệ sinh bằng máy hút bụi cầm tay. Sau khi được làm sạch thì không khí được thải ra bên ngoài. Thiết bị sử dụng phải đảm bảo chuyên dùng cho phòng sạch. Thiết kế phải bao gồm nhiều tầng lọc, có màng lọc HEPA, ULPA. Phương pháp làm sạch chân không này được sử dụng như giai đoạn đầu tiên.
Phương pháp làm sạch ướt
Phương pháp này nhằm để hòa tan dầu, mỡ, tách chất bẩn khỏi bề mặt. Giải pháp làm sạch ướt dựa trên chất hoạt động bề mặt được sử dụng. Vật liệu sử dụng phải không có xơ vải, đảm bảo chịu được chất tẩy rửa, chất khử trùng.
Phương pháp khử trùng bằng dung dịch
Phương pháp khử trùng bằng dung dịch được sử dụng trong quy trình công nghệ vô trùng. Hay còn được gọi là phương pháp ba xô. Xô thứ nhất có chứa dung dịch khử trùng, làm ẩm giẻ lau, lau sạch bề mặt. Xô thứ hai chưa chất lỏng bẩn được vắt ra. Sau khi vắt sạch ở xô số 2 sẽ nhúng cây lau nhà vào xô thứ nhất. Trong đó có chứa dung dịch khử trùng, được vắt ra, lau lại khử trùng các bề mặt. Xô thứ ba là xô nước sạch để giặt sạch cây lau nhà. Trước khi được đưa vào làm sạch, các thùng chứa được đổ đầy chất sát trùng. Sau khi làm sạch được đưa vào thùng chứa khác, sau đó được đóng kín và đưa ra khỏi cơ sở.
Phương pháp tẩy uế
Đây là một trong những giai đoạn làm sạch bắt buộc. Ngoài việc bảo dưỡng và vệ sinh phòng sạch định kỳ thì cần tẩy uế. Công việc này đòi hỏi phải tuân thủ theo trình tự nhất định. Đối với những bề mặt nghiêng hay ngang chỉ được lau từ trên xuống. Đồng thời các chuyển động khi lau phải tiến hành song song, chồng chéo nhau. Không thực hiện theo chuyển động tròn hay qua lại cùng áp lực mạnh khi lau. Với những khu vực khó tiếp cận cần làm việc trước. Việc di chuyển phải từ khu vực sạch sẽ cho đến những khu vực bị ô nhiễm. Cụ thể là nên bắt đầu làm sạch từ gócvà từ trần nhà, nơi gần các bộ lọc. Kết thúc làm sạch bằng cách xử lý ở cá lối ra, máy hút mùi và lau sàn.
Quy trình vệ sinh phòng sạch như thế nào là đạt chuẩn?
Một phòng sạch đạt chuẩn cần đảm bảo mọi yếu tố theo quy định. Tùy vào mức độ đặt ra của tiêu chuẩn phòng sạch sẽ có những quy định riêng. Dưới đây là quy trình chung trong công tác vệ sinh phòng sạch thông thường:
Thực hiện hàng ngày
Vệ sinh phòng sạch được thực hiện hàng ngày sẽ mang đến một không gian làm việc chất lượng. Trước khi vào ca, nhân viên cần vệ sinh sạch sẽ sàn bằng cây lau nhà. Hút bụi để làm khô đối với tất cả các tường bằng sử dụng máy hút có lọc HEPA. Tiến hành rửa, lau khô sạch sẽ các cửa sổ, cửa đi. Sau khi tan ca cần quét sạch tất cả mọi khu vực làm việc. Đem cất sản phẩm và vật tư sau khi sử dụng để tránh làm ô nhiễm thiết bị.
Thực hiện hàng tuần
Ngoài những công việc vệ sinh hàng ngày, phòng sạch cũng cần được bảo dưỡng, vệ sinh hàng tuần. Công việc lúc này là lau sàn bằng cách sử dụng chất tẩy rửa chuyên dụng cho phòng sạch. Sử dụng nước cất cùng sản phẩm máy hút có lọc HEPA. Tiến hành lau tường bằng bọt biển ẩm, nước cất và hút khô.
Vệ sinh phòng sạch được thực hiện khi cần thiết
Khi có yêu cầu trong những trường hợp cần thiết, cần rửa sạch trần bằng chất tẩy chuyên dụng. Nhằm loại bỏ các hạt bụi lơ lửng trong không khí, bám vào trần. Dùng một miếng bọt biển ẩm để lau sạch bề mặt phòng sạch. Thay thảm dính nếu nhận thấy chúng đã bị mòn.
Kết luận
Có thể thấy rằng, mỗi phòng sạch có một yêu cầu riêng trong bảo dưỡng và vệ sinh. Việc tuân thủ các quy trình bảo dưỡng, vệ sinh phòng sạch nghiêm ngặt rất quan trọng giúp nâng cao khả năng của phòng sạch, hạn chế tối đa sự xâm nhập của bụi bẩn, vi khuẩn, mang lại một môi trường làm việc an toàn, chất lượng nhất.